Monday, May 5, 2008

Google Analytics & StatCounter - 2 giải pháp phân tích tiếp thị trực tuyến thích hợp nhất cho thị trường Việt Nam.

Công cụ phân tích trực tuyến là phần mềm tự động thu lượm và phân tích dữ liệu về những hoạt động truy cập của khách trên một website. Google Analytics và StatCounter thuộc về thành phần này. Đặc điểm khác biệt giữa hai sản phẩm này và tất cả sản phẩm đồng loại khác nằm trong sự thích hợp của chúng đối với thị trường Việt Nam. Nghĩ làm sao mà khẳng định là Google AnalyticsStatCounter thích hợp với thị trường Việt Nam? Theo đây là biện minh của tôi.

Trước hết tổng quát sơ qua chức năng chính và nguồn gốc của hai sản phẩm này. Google Analytics được tạo ra dựa trên nền tảng của công cụ phân tích trực tuyến Urchin sau khi Google mua công ty Urchin năm 2005. Mục đích chính là để hổ trợ nhu cầu thương mại cùa những thành viên tham gia vào trương trình quảng cáo AdSense. StatCounter đã được thiết kế bởi Aodhan Cullen cách đây 6 năm. Trái ngược với Google Analytics, StatCounter có không quá hơn 20 nhân viên phục vụ bảo trì tòan bộ hệ thống. Mục đính thương mại chính của StatCounter là tung ra thị trường một sản phẩm chất lượng cao và miễn phí để bán dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho khách hàng (nói gọn là thả con tép bắt con tôm).

Cả hai công cụ Google Analytics và StatCounter đều có đặc tính hết sức lợi ích cho hoàn cảnh trong thị trường Việt Nam.

1. Người sử dụng không phải lo về chi phí bản quyền. Google Analytics hòan toàn miễn phí. StatCounter cho miển phí trong giới hạn nhưng phí bản quyền vẫn rất thấp so với sản phẩm đồng loại khác. Phí cao nhất cũng chỉ là 500 đô một năm so với sản phẩm khác lên tới hàng chục ngàn đô một năm.

2. Tuy là miễn phí cả hai đều có đầy đủ chức năng như những công cụ đắt tiền khác.


3. Rất dễ ghi danh đăng ký và đưa công cụ vào môi trường làm vìệc. Dễ như ghi danh tạo trương mục email trên Google hay Yahoo. Không quá 10 phút là bạn co thề thu lưọm được thông tin về website của bạn.
4. Rất dễ sử dụng, tương tự như sử dụng Microsoft Excel. Ai sử dụng Microsoft Excel thông thạo sẽ không gặp khó khăn với hai công cụ này.

Tuy có những điểm mạnh đầy lợi ích hai sản phẩm này cũng có nhược điểm rõ ràng. Giao diện chưa được Việt hóa gây khó khăn cho người dùng Việt Nam thông hiểu tất cả các chức năng của hai công cụ. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế về phân tích tiếp thị trực tuyến trong cộng đồng tiếp thị Việt Nam chưa đạt đủ số đông để tạo ra những điểm hỗ trợ cho người dùng công cụ. Điểm hỗ trợ của Google Analytics và StatCounter vẫn chưa có tiếng Việt mặc dầu họ đã có tạo ra tài liêu hỗ trợ bằng nhiều ngôn ngữ khác . Điều này cho thấy rằng mức độ sử dụng công cụ phân tích tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa đạt tới số lượng gây ra chú ý cho hai công ty Google và StatCounter.

Ai đang sử dụng Google AnalyticsStatCounter tại Việt Nam ? Những ví dụ điển hình là hầu hết các tờ báo trực tuyến lớn như 24H, Thanh Nien, vnnexpress, Dân Trí đều sử dụng Google Analytics. Chợ điện tử trực tuyến Rongbay.com, mạng xã hội như Cyvee và FaceViet cũng sử dụng Google Analytics. Tôi thấy Blogsach.com sử dụng cả Google Analytics và StatCounter. Bản thân tôi sử dụng cả hai công cụ phân tích tiếp thị để quan sát và học hỏi về hành vi truy cập của khánh thăm blog của tôi. Nhờ biết được có nhiều khách truy cập từ Cyvee và các mạng xã hội Việt Nam tôi đã dịch hoặc viết bài bằng tiếng Việt để gần gũi với bạn đọc hơn :-).

2 comments:

trai tim bang gia said...

Thông tin cung cấp rất hay, bạn có thể xem thông tin liên quan sau đây:
mẫu giấy dán tường phòng ngủ

Chinh Nhân said...

Bài viết rất hay, tham khảo 1 số tin liên quan sau đây:
tranh dán tường 3d phòng ngủ
mẫu giấy dán tường phòng ngủ đẹp